Shophouse Là Gì? Có Nên Đầu Tư Vào Shophouse Không? Ưu, Nhược Điểm Của Loại Hình Này!

Ngày đăng : 05/11/2022 2:14 PM

Kinh doanh Shophouse là một trong những chiến lược của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản hiện nay. Vậy Shophouse là gì? Có nên đầu tư vào Shophouse hay không? Ưu nhược điểm của loại hình đầu tư này là gì? Hãy cùng K.Win  tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây! 

Shophouse là gì?

Shophouse là cụm từ xuất hiện từ những năm 1950 của thế kỷ XIX. Dịch theo nghĩa hiểu của tiếng Việt, Shophouse có nghĩa là: nhà phố thương mại. Loại nhà này vừa có thể dùng để ở, vừa dùng để kinh doanh. Điểm nổi bật nhất của Shophouse là các ngôi nhà được thiết kế với lối kiến trúc đồng nhất, cực kỳ sang trọng và nổi bật, tính thẩm mỹ luôn xếp Top 1 so với bất cứ hình thức nhà ở nào khác. 

Ở Việt Nam Shophouse đang rất phát triển, các khu nhà phố thương mại này không chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,...mà còn tập trung ở khắp các tỉnh trong cả nước.  

Shophouse phát triển là minh chứng cho sự phát triển, đổi mới, hiện đại và hơn hết là cả tính thẩm mỹ về kiến trúc đang dần hình thành ở nước ta. Các dự án bất động sản Shophouse cũng theo đó mà được đầu tư, mua bán, trao đổi và trở thành một dịch vụ đầu tư cực kỳ rầm rộ, thu hút nhiều đối tượng tham gia. 

Những điều cơ bản bạn cần phải nắm rõ về shophouse là gì?

Điểm khác biệt lớn nhất của Shophouse so với các loại hình nhà ở khác là chúng chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 50 năm đối với nhà đầu tư. Hết 50 năm nhà đầu tư sẽ phải trả lại Shophouse cho chủ đầu. 

Đối với Shophouse do hình thức sở hữu không phải là vĩnh viễn nên nhà đầu tư cũng không có quyền cung cấp các giấy tờ pháp lý như: sổ đỏ, tạm trú tạm vắng,... cho khách hàng. 

Các ngôi nhà Shophouse thường chỉ được xây trong phạm vi từ 1-5 tầng với lối kiến trúc tương đồng với nhau, nhà đầu tư và khách hàng sử dụng đều không có quyền thay đổi, sửa chữa làm mất đi lối thiết kế chung này vì bất cứ lý do gì khi chưa có sự đồng ý của chủ đầu tư. 

Với những đặc điểm khác biệt trên các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý đến các vấn đề như: quy định của dự án về sử dụng nhà phố thương mại, phí quản lý, thuế, thời gian sử dụng, giờ giấc hoạt động kinh doanh được phép diễn ra,... để có thể đảm bảo quyền lợi của mình. 

Ưu nhược điểm của loại hình đầu tư Shophouse? 

Bất cứ loại hình đầu tư nhà đất nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, Shophouse cũng vậy. Cụ thể thì dạng nhà phố thương mại này được đánh giá như sau: 

Ưu điểm của Shophouse

  • Thường nằm trong những vị trí “thiên thời địa lợi”: tức là Shophouse thường nằm trên những vùng đất cực kỳ thuận lợi như: gần trục đường chính, gần khu dân cư đông đất, dễ dàng kinh doanh (cho thuê hoặc chuyển nhượng). 
  • Ứng dụng đa năng: Với lối kiến trúc hiện đại, người sử dụng có thể ở hoặc kinh doanh đều thuận tiện. 
  • Thuận tiện mua đi bán lại: Các căn hộ Shophouse thường chỉ có giá cao hơn chứ rất ít khi bị “lỗ”, đặc biệt là đối với những Shophouse nằm ở vị trí đắc địa.
  • Nhu cầu của người thuê, mua những căn Shophouse đẹp, hiện đại là rất lớn. 

Nhược điểm của Shophouse

  • Giá thành nằm ở phân khúc cao so với các loại hình nhà đất khác. 
  • Bị giới hạn thời gian sử dụng: Như đã nói ở trên, Shophouse bị giới hạn thời gian sử dụng là 50 năm. Tuy nhiên chủ đầu tư hoàn toàn có thể gia hạn tiếp cho nhà đầu tư nếu họ muốn. 
  • Một số căn Shophouse không mang lại hiệu quả kinh doanh như các nhà đầu tư mong đợi. Đặc biệt là những nhà đầu tư có vòng vốn ngắn. 

Có nên đầu tư vào Shophouse hay không?

Để có thể trả lời chính xác rằng bạn có nên đầu tư vào Shophouse hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như: Xác định rõ đối tượng khách hàng của dự án Shophouse mà bạn đang có dự định đầu tư, hình thức kinh doanh như nào, vốn duy trì là bao nhiêu, khu vực Shophouse xây dựng thích hợp để kinh doanh các lĩnh vực nào, tình hình diễn biến của dịch bệnh covit tại khu vực ra sao,... Tất cả đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư. 

Lời kết! hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “shophouse là gì” và cập nhật kiến thức liên quan để có thể sử dụng và kinh doanh Shophouse hiệu quả. Chúc các bạn thành công!