Tóc bạc là vấn đề rất nhiều người gặp phải. Tóc bạc tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến mọi người nhìn “già” hơn so với tuổi. Vậy nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như nào? Hãy cùng K.Win tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tóc bạc là gì? Tóc bạc sớm do đâu?
Tóc bạc (bạc tóc, bạc lông - Poliosis) là tình trạng thiếu hoặc giảm melanin (hắc tố) trong thân tóc, lông bị ảnh hưởng. Tóc bạc không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến những ai gặp phải tình trạng này mất tự tin vì diện mạo xuống sắc, trông già trước tuổi.
Thông thường, khi chúng ta bước qua độ tuổi 40, tóc bạc sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tóc bạc sớm, thậm chí trong đội tuổi 20 - 30. Tình trạng tóc bạc sớm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
-
Yếu tố di truyền: Nếu bạn sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị bạc tóc khi còn trẻ thì bạn sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này.
-
Căng thẳng/stress kéo dài: Căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte, xáo trộn việc tổng hợp sắc tố melanin, khiến tóc bạc nhanh hơn.
-
Thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu: Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, B6, E, C hoặc một số vi chất như sắt, đồng, kẽm… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc: tóc yếu, dễ gãy rụng, nhanh bạc.
-
Lối sống thiếu khoa học: Thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động, thức khuya,... cũng là những yếu tố thúc đẩy tóc bạc sớm hơn bình thường. Một số nghiên cứu còn cho thấy, chất nicotin trong thuốc lá có thể làm giảm lưu lượng máu đến các nang tóc, gây rụng tóc.
-
Rối loạn tuyến giáp: Những thay đổi nội tiết tố do vấn đề về tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp) có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh melanin khiến tóc bạc sớm.
-
Lạm dụng sản phẩm làm tóc: Thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng các loại hóa chất uốn, duỗi, nhuộm… ngoài khiến tóc khô xơ, gãy rụng, còn gây hại cho da đầu, cản trở quá trình sản sinh tế bào melanin khiến tóc bạc sớm.
-
Nguyên nhân khác: Mắc bệnh tự miễn (bạch biến), bị rụng tóc từng mảng, sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… có thể khiến tóc nhanh bạc hơn bình thường.
2. Có nên nhổ tóc bạc không?
Việc nhổ tóc bạc có thể giúp bạn loại bỏ được những sợi tóc bạc gây khó chịu trên mái tóc, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, sau một thời gian, nang tóc sẽ tạo ra 1 sợi tóc khác thay thế cho sợi tóc bạc bị nhổ đi.
3. Nhổ tóc bạc có ảnh hưởng gì không?
Tóc bạc có nên nhổ không? Nhổ tóc bạc có ảnh hưởng gì không? là mối bận tâm hàng đầu của những bạn gặp phải tình trạng chưa già mà tóc đã bạc. Theo các chuyên gia, nhổ tóc bạc nhìn có vẻ không gây nguy hại gì cho sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên nhổ tóc bạc:
-
Lãng phí thời gian: Nhiều bạn cho rằng, sau khi nhổ bỏ tóc bạc, tóc mới mọc lên sẽ là tóc đen. Thực tế, một khi các tế bào sắc tố trong nang tóc mất thì bạn có nhổ hết tóc bạc, tóc mới mọc lên vẫn là tóc bạc.
-
Làm tổn thương nang tóc: Kéo giật mạnh các sợi tóc bạc có thể làm tổn thương nang tóc và da đầu, phá vỡ các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ nối tới các nang tóc. Hậu quả, tóc không mọc lại được, dẫn đến thưa tóc, thậm chí hói đầu.
-
Có thể khiến tóc mọc ngược: Khi bạn nhổ tóc bạc sẽ vô tình làm mất đi lớp màng mỏng bao quanh chân tóc, có tác dụng “chỉ hướng” mọc sợi tóc. Điều này có thể khiến tóc mọc ngược vào bên trong gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí là nổi mụn trên da đầu.
-
Làm cho tóc mỏng và yếu hơn: Thường xuyên loại bỏ nhiều sợi tóc bạc cùng một lúc có thể khiến mái tóc ngày càng mỏng. Ngoài ra, nhổ tóc bạc cũng được cho là có ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc, khiến tóc mọc chậm và yếu hơn.
3. Giải pháp thay thế cho việc nhổ tóc bạc
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra loại thuốc giúp điều trị dứt điểm tình trạng bạc tóc. Tuy nhiên, bạn có thể che giấu các sợi tóc bạc bằng cách nhuộm tóc, áp dụng các biện pháp chăm sóc tóc tại nhà để hỗ trợ cải thiện và làm chậm quá trình bạc tóc như:
3.1 Nhuộm tóc phủ bạc:
Màu nhuộm giúp “ngụy trang” những sợi tóc bạc mất thẩm mỹ trên đầu một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nhuộm tóc quá nhiều sẽ gây hại da đầu, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên cân nhắc, lựa chọn các thuốc nhuộm tóc có thành phần thiên nhiên và lành tính, hạn chế sử dụng các loại nhuộm hóa học.
3.2 Tránh căng thẳng kéo dài:
Căng thẳng quá mức là một trong những nguyên nhân khiến tóc gãy rụng, bạc sớm. Theo đó, nếu bạn muốn tránh tình này, bạn cần học cách lạc quan trong mọi vấn đề, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân, chia sẻ với bạn bè và người thân khi gặp khó khăn thay vì dồn nén tâm trạng tiêu cực,... để đẩy lùi căng thẳng, bảo vệ mái tóc.
3.3 Bổ sung dinh dưỡng tốt cho tóc:
Để làm chậm quá trình bạc tóc, bạn cần xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nên tăng cường các nhóm chất dinh dưỡng giúp tóc khỏe mạnh vào bữa ăn hằng ngày như:
-
Protein: trứng, cá, sữa, thịt nạc,...
-
Sắt: thịt gia cầm, thịt bò, lươn, hàu, rau lá xanh đậm,...
-
Kẽm: hàu, tôm, cua, sò huyết, phô mai,…
-
Magie: hạt bí ngô, hạt chia, hạnh nhân, rau bina, hạt điều…
-
Biotin: cà rốt, ngũ cốc, trứng, hải sản, bánh mỳ…
-
Vitamin B12: gan bò, nghêu, cá ngừ, men dinh dưỡng, cá hồi…
-
Vitamin E: dầu hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, rau bina…
-
Vitamin C: cam, dâu, ổi, bưởi,...
Hi vọng những thông tin mà K.Win chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn tìm ra được những thông tin, biện pháp chăm sóc tóc bạc phù hợp. Chúc bạn luôn tự tin rạng ngời!